Dũng cảm đi tìm sự sáng tạo
Cô học trò Nguyễn Bảo Ngọc (hiện học khối 7 Trường THCS Nguyễn Trãi, TP. Đông Hà, Quảng Trị) chia sẻ về cô giáo cũ của mình: “Do vị trí địa lý khác nhau nên khung giờ cũng khác nhau nhưng cô vẫn online qua Skype cùng em và các bạn nước ngoài vào ban đêm khá muộn hoặc cả giờ nghỉ trưa. Điều em tâm đắc ở cô là lòng nhiệt huyết với học trò, với cộng đồng. Dù cô không giỏi tiếng Anh nhưng cô vẫn chịu khó học và cố gắng luyện mỗi ngày để dể dàng hơn trong việc kết nối với bạn bè quốc tế”.
Bảo Ngọc gần đây còn nhận được giải 3 cuộc thi English Champion với quy mô toàn quốc do iSMART Education tổ chức, trở thành điển hình đáng tự hào của việc đào tạo tiếng Anh qua phương thức của cô Duyên.
Trong những năm qua, nhờ có duyên biết đến “Cộng đồng giáo viên sáng tạo Việt Nam” (với hơn 58.000 thành viên), cô Nguyễn Thị Duyên đã chuyển đổi bản thân mình cả trong suy nghĩ lẫn hành động với mong muốn giúp đỡ những đồng nghiệp trên khắp cả nước và như một lời cảm ơn đến những đồng nghiệp đã hỗ trợ, đóng góp cho sự chuyển mình của giáo dục Việt Nam. Dự án “21 giờ yêu thương” – nơi chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy và cách ứng dụng những công cụ hiện đại đã ra đời. Nhờ sự điều phối của cô Duyên, “21h yêu thương” đã cung cấp nhiều chủ đề bổ ích, mang nhiều giá trị cho các thầy cô muốn học tập, thay đổi bản thân, vượt qua chính mình.
![]() Cô Duyên cùng chồng trao quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai
|
Sát cánh cùng cộng đồng
Bên cạnh những đóng góp trong công tác giáo dục cũng như cộng đồng giáo viên trong và ngoài nước, cô Duyên cùng gia đình còn tích cực trong các công tác xã hội. Nhờ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả và sự tín nhiệm từ bạn bè đồng nghiệp, cô Duyên và nhóm “Thiện nguyện giáo viên Quảng Trị” do cô làm trưởng nhóm đã thực hiện gần 100 lượt cứu trợ trong đợt bão lũ cuối năm 2020 với gần 300 triệu đồng tiền mặt và hơn 30 tấn hàng hóa. Ngoài ra, cô Duyên cùng nhóm kết nối được rất nhiều nhà hảo tâm đến trực tiếp với những làng quê và những ngôi trường bị thiệt hại nặng nề do lũ bão với số tiền hơn 500 triệu đồng.
Cô Duyên cùng tình nguyện viên nhóm mình không ngại khó khăn, lan tỏa yêu thương, giúp đỡ được nhiều bà con vùng lũ, các cán bộ chiến sĩ, đặc biệt là thầy cô và các em học sinh từ miền xuôi đến miền ngược. Cô chia sẻ: “Nhà mình gần một tháng lũ không nhóm bếp, thời gian nghỉ tiết hoặc ngày nghỉ, hai vợ chồng và nhóm thiện nguyện cứ đi đi về về xem có chỗ nào cần giúp không, khó khăn nhất là việc cân nhắc sử dụng tiền quyên góp sao cho hợp lý, sao cho đúng hoàn cảnh và giúp được nhiều bà con”.
![]() Cô Nguyễn Thị Duyên nhận bằng khen “Nhà giáo của năm 2019” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)
|
Qua tấm gương nhà giáo như cô Nguyễn Thị Duyên, tôi tin rằng yêu cầu về đội ngũ lao động tương lai sẽ không dừng lại ở sự sáng tạo, kỹ năng lắng nghe chủ động và khả năng làm việc nhóm hiệu quả mà còn ngày càng nâng cao thêm nhiều yếu tố khác để mỗi người trở thành lao động ưu tú và bản lĩnh, không ngại chuyển mình, không lười lắng nghe và không ngừng kết nối vì cộng đồng.
![]()
|